PHÒNG, CHỐNG BỆNH DẠI- KHÔNG THỂ XEM NHẸ
Bệnh dại ở người chỉ có thể được ngăn chặn thông qua các biện pháp như: tiêm vắc-xin dại cho người ngay sau khi bị chó nghi dại cắn, bên cạnh đó cần quản lý tốt đàn chó, và tiêm vắc-xin cho chó.
UBND QUẬN HOÀNG MAI TRƯỜNG MẦM NON TUỔI THƠ |
|
BÀI TUYÊN TRUYỀN THÁNG 5
PHÒNG, CHỐNG BỆNH DẠI – không thể xem nhẹ!
Theo đánh giá của Bộ Y tế, bệnh dại ngày càng diễn biến phức tạp khi số nạn nhân tử vong ngày càng tăng; việc quản lý nuôi chó mèo còn lỏng lẻo...
Hướng dẫn của ngành y tế về việc hạn chế động vật cắn và phòng chống bệnh dại. Ảnh: Cục Y tế dự phòng
Loại dịch bệnh nguy hiểm
Theo nhận định của các chuyên gia ngành y tế dịch tễ, khi đã lên cơn dại, kể cả động vật và người đều dẫn đến tử vong.
Thường thời gian ủ bệnh dại ở người từ 2-8 tuần, có thể ngắn khoảng 10 ngày hoặc dài trên một năm hoặc hai năm. Thời gian ủ bệnh phụ thuộc vào số lượng virus xâm nhập vào cơ thể, sự nặng nhẹ của vết thương, khoảng cách xa gần từ vết thương đến não bộ. Vết thương nặng, gần thần kinh trung ương thì thời gian ủ bệnh ngắn.
Giai đoạn tiền triệu chứng thường từ 1- 4 ngày, biểu hiện cảm giác sợ hãi, đau đầu, sốt, mệt mỏi, khó chịu, cảm giác tê và đau tại vết thương nơi virus xâm nhập. Giai đoạn viêm não thường biểu hiện mất ngủ, tăng cảm giác kích thích như: sợ ánh sáng, tiếng động và gió nhẹ. Ngoài ra, còn có rối loạn hệ thần kinh thực vật như giãn đồng tử, tăng tiết nước bọt, vã mồ hôi, hạ huyết áp,...
Bệnh tiến triển theo hai thể: thể liệt kiểu hướng thượng (hội chứng Landly) và thể cuồng. Chẩn đoán bệnh dựa vào các triệu chứng lâm sàng, đặc biệt là các chứng sợ nước, sợ gió, sợ ánh sáng với các yếu tố dịch tễ học có liên quan.
Cho đến nay, bệnh dại vẫn chưa có thuốc chữa trị. Bệnh dại do virus dại cổ điển gần như gây tử vong 100% trên người. Người bệnh dại tử vong chỉ sau vài ngày có triệu chứng đầu tiên. Điều duy nhất con người có thể làm để thoát khỏi bệnh dại chính là tiêm vắc-xin phòng ngừa bệnh dại ngay sau khi có dấu hiệu bị động vật cắn, cào xước, bị tiếp xúc qua vết thương hở…Các trường hợp bệnh nhân tử vong vì bệnh dại thường do chủ quan, không đi tiêm ngừa vắc-xin phòng bệnh dại khi bị chó, mèo cắn…
|
|